Bộ vi xử lý được coi là đầu não của máy tính, đây là trung tâm xử lý dữ liệu giúp cho máy tính vận hành mượt nhất có thể. Tuy nhiên, để lựa chọn cho mình một CPU phù hợp với nhu cầu của bản thân là điều rất khó, thậm chí có rất nhiều mã sản phẩm CPU khác nhau khiến người dùng đau đầu để lựa chọn. Vì vậy chúng ta cần phải xác định nhu cầu cũng như giá tiền mà bạn có thể mua được khi chi tiền cho bộ vi xử lý.
Hiện nay có 2 hãng chuyên sản xuất CPU chính là Intel và AMD, hầu như thông số của 2 hãng này đưa ra đều tương đồng nhau, mỗi loại CPU sẽ có một bảng thông số khác nhau tương ứng. Vì vậy khi lựa chọn CPU, bạn cần lưu ý như sau:
Tốc độ xung nhịp: Đây là tốc độ xử lý của CPU được đo bằng đơn vị Gigahertz (GHz), Với các CPU thế hệ mới, chỉ số càng cao đồng nghĩa với việc CPU hoạt động càng nhanh. Tuy nhiên có vài trường hợp CPU có xung nhịp cao chưa chắc CPU đã mạnh. Các CPU hiện đại ngày nay đều có khả năng tự điều chỉnh xung nhịp theo tác vụ đang xử lý và nhiệt độ hiện tại của nó. Vì vậy, cãng hàng thường ghi thông số xung nhịp cơ bản và tối đa của CPU.
Core: Hay được gọi là nhân hoặc lõi CPU, lõi của bộ xử lý, càng hiện đại thì CPU càng sở hữu nhiều Core hơn. Bạn có thể hiểu cơ bản mỗi Core sẽ có khả năng xử lý nội dung riêng biệt, càng nhiều core thì tốc độ xử lý 1 file sẽ càng nhanh hơn thay vì chỉ có 1 core duy nhất làm việc.
Thread: Hay được gọi luồng xử lý dữ liệu. Để CPU có thể xử lý thì các linh kiện khác của máy tính phải truyền dữ liệu tới CPU, luồng xử lý dữ liệu đóng vai trò đưa thông tin đến các nhân CPU để xử lý, càng nhiều Thread thì CPU sẽ tiếp nhận nhiều dữ liệu hơn.
Socket: Hay được gọi là số lượng chân cắm trên CPU, các hãng dùng số lượng chân cắm này để tạo mainboard phù hợp với CPU. Vì vậy chúng ta hay bắt gặp các câu như chọn socket 1151 cho Intel,.... Đây là yếu tố bắt buộc bạn cần phải lưu ý khi chọn mua CPU. Nếu bạn đã mua Mainboard trước, hãy chắc chắn rằng CPU tương thích với mainboard đó. Tương tự, nếu bạn xây dựng cấu hình, hãy nhìn vào hỗ trợ socket của CPU để chọn mainboard phù hợp.
Card đồ họa tích hợp: Với các CPU hiện nay, việc tích hợp card đồ họa sẽ hỗ trợ rất nhiều trong làm việc, tăng hiệu suất xử lý hình ảnh cũng như có thể xuất hình ra màn hình mà không cần đến card màn hình. Tuy nhiên có vài sản phẩm CPU ví dụ như 9400F của Intel không được tích hợp card đồ họa để tối ưu chi phí cũng như chúng không được nổi trội về hiệu năng như card màn hình rời.
Hãy Like fanpage để trở thành Fan của HoangHaPC ngay trong hôm nay!