HỆ THỐNG SHOWROOM
SHOWROOM - CẦU GIẤY
SHOWROOM - ĐỐNG ĐA
SHOWROOM - VINH, NGHỆ AN
Hotline Hà Nội
HỖ TRỢ TẠI HÀ NỘI
HOÀNG HÀ PC CẦU GIẤY |
|
0969.123.666 | Mr.Long |
0988.163.666 | Mr.Hưng |
0922.635.999 | Mr.Thụ |
HOÀNG HÀ PC ĐỐNG ĐA |
|
0396.122.999 | Mr.Nghĩa |
0396.138.999 | Mr.Huy |
0396.178.999 | Mr.Duy |
0397.122.122 | Mr.Tùng Anh |
HỖ TRỢ KỸ THUẬT |
|
0976.382.666 | Mr.Dũng |
HỖ TRỢ BẢO HÀNH |
|
19006100 | Bảo hành |
Hotline Miền Trung
HỖ TRỢ TẠI MIỀN TRUNG
KH CÁ NHÂN - DOANH NGHIỆP |
|
0359.072.072 | Mr.Tuấn |
0356.072.072 | Mr.Huy |
HỖ TRỢ KỸ THUẬT |
|
0358.072.072 | Mr.Toản |
HỖ TRỢ BẢO HÀNH |
|
19006100 | Bảo hành |
Hotline Hồ Chí Minh
HỖ TRỢ TẠI HỒ CHÍ MINH
KH CÁ NHÂN - DOANH NGHIỆP |
|
0968.123.666 | Mr.Bình |
0379.260.260 | Mr.Khanh |
HỖ TRỢ KỸ THUẬT |
|
0345.260.260 | Mr.Nhân |
HỖ TRỢ BẢO HÀNH |
|
19006100 | Bảo hành |
Hotline Mua hàng
DIMM, SIMM là thuật ngữ thường xuyên xuất hiện khi bạn tìm hiểu về RAM. Với những người am hiểu về máy tính và công nghệ thì thuật ngữ này không quá xa lạ. Tuy nhiên, có rất nhiều người không hiểu đây là thuật ngữ dùng để chỉ về linh kiện gì trong máy tính. Trong bài viết này, Hoàng Hà PC sẽ giúp bạn hiểu rõ đây là linh kiện gì và những thông tin liên quan, nếu đang quan tâm thì hãy dành chút thời gian để cùng theo dõi.
DIMM là gì mà thường xuyên được nhắc đến?
DIMM là ký hiệu viết tắt của từ Dual in-line Memory Module. Đây là một loại bộ nhớ máy tính (Mô-đun bộ nhớ dòng kép) và thường được người ta gọi với cái tên quen thuộc là thanh RAM. Các mô-đun này được gắn trên các bảng mạch in (trong các ô nhớ của bo mạch chủ), cho phép truyền dữ liệu nhanh chóng hơn.
DIMM lưu trữ từng bit dữ liệu ở trong một ô nhớ riêng. DIMM thường sử dụng các chip nhớ DRAM với đường dẫn dữ liệu lên đến 64 bit. Điều này giúp cho DIMM có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn hẳn so với SIMM.
DIMM được xem là mô-đun thay thế SIMM để mang đến hiệu suất hoạt động tối ưu nhất cho máy tính. Bên cạnh đó, Mô-đun bộ nhớ này chỉ sử dụng điện áp 3,3 volt, chỉ số tương đối thấp nên nó được lắp đặt nhiều cho máy tính xách tay, máy tính cá nhân, máy in và nhiều thiết bị điện tử.
DIMM là một thanh RAM được thiết kế giống bảng mạch nhỏ, bên trong có chứa một hoặc nhiều SDRAM (chip RAM) hoặc DRAM và có pin kèm theo.
Theo đó, DIMM là một bảng mạch dài, hẹp và mỏng với thiết kế các tab dọc theo một cạnh. Những tab này được kết nối bằng chân kim loại phẳng, giúp việc truyền dữ liệu giữa máy tính với RAM trở nên nhanh chóng hơn.
Các mô-đun bộ nhớ hiện đại dựa trên chip DDR4 SDRAM sẽ được gắn vào bo mạch chủ thông qua ầu nối 288 chân. Điều này cho phép máy tính tăng thông lượng dữ liệu. Đặc biệt, DIMM có cấu trúc làm mát, giúp nhiệt có thể thoát vào vỏ máy tính, không ảnh hưởng đến CPU hoặc bo mạch chủ.
Đặc điểm của DIMM là gì?
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người, DIMM được thiết kế nhiều loại khác nhau. Dưới đây là một số loại DIMM phổ biến hiện nay:
Đây là mô-đun bộ nhớ dòng kép có viền nhỏ, được thiết kế 72 chân hoặc 144 chân. Loại Mô-đun này được xây dựng bằng mạch tích hợp, thường được sử dụng cho các hệ thống có không gian lưu trữ nhỏ như máy tính bảng, máy tính xách tay.
Còn được gọi là bộ nhớ không có bộ đệm, thường được sử dụng chủ yếu trên máy tính xách tay và máy tính để bàn. Mặc dù giá thành của Mô - đun bộ nhớ này được đánh giá khá rẻ và chạy nhanh hơn. Nhưng tốc độ truyền tải dữ liệu của UDIMM không ổn định. Các lệnh sẽ đi trực tiếp từ memory controller ến mô-đun bộ nhớ.
Mô-đun bộ nhớ này thường được sử dụng cho các máy chủ, cũng như những thiết bị đòi hỏi sự mạnh mẽ và ổn định. Trong hầu hết các trường hợp, đây được xem là lựa chọn hoàn hảo dành cho máy chủ. RDIMM có các thanh ghi bộ nhớ trên bo mạch, đặt giữa memory controller và bộ nhớ.
Các loại DIMM phổ biến hiện nay là gì?
Loại Mô-đun bộ nhớ này được sử dụng cho các hệ thống yêu cầu dung lượng lưu trữ lớn như máy trạm, máy chủ,... FB-DIMM sử dụng chip AMB (chip đệm bộ nhớ nâng cao) nhằm tăng độ tin cậy, duy trì tính toàn vẹn tín hiệu đồng thời cải thiện các phương pháp để phát hiện lỗi hiệu quả hơn.
Tốc độ Bus AMB gồm có bus ghi 10 bit và bus đọc 14 bit giúp việc đọc và ghi diễn ra trong cùng một lúc. Điều này dẫn đến hiệu suất của máy tính được tăng lên đáng kể.
Sử dụng công nghệ iMB nên Mô-đun bộ nhớ cô lập tất cả các electrical load (bộ phận của mạch tiêu thụ điện) giúp giảm đáng kể lượng điện năng tiêu thụ. Bộ nhớ đệm thực hiện xử lý tất cả các lần đọc và ghi vào chip DRAM, nâng cao dung lượng và tốc độ cho máy tính.
SIMM là loại Mô-đun bộ nhớ thường được sử dụng cùng với DIMM trong máy tính và các thiết bị điện tử. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt được SIMM và DIMM? Dưới đây là một số điểm khác biệt để bạn có thể dễ dàng nhận ra chúng.
Làm thế nào để nhận biết BIMM và SIMM?
Khi chọn mua DIMM (Dual Inline Memory Module), một loại mô-đun bộ nhớ thường được sử dụng trong máy tính để bàn và máy chủ, bạn cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo rằng bạn chọn được sản phẩm phù hợp và hiệu quả nhất:
Kiểm tra kỹ thông số kỹ thuật của bo mạch chủ để xác định loại DIMM nào được hỗ trợ (ví dụ: DDR4, DDR3).
Đảm bảo tốc độ bộ nhớ (MHz) và số chân của DIMM phù hợp với bo mạch chủ.
Xác định tổng dung lượng RAM mà bạn cần dựa trên nhu cầu sử dụng (chơi game, thiết kế đồ họa, làm việc văn phòng).
Đảm bảo rằng bo mạch chủ có đủ số lượng khe cắm DIMM trống để cài đặt hoặc nâng cấp.
Tốc độ của DIMM (được đo bằng MHz) ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống. Càng cao càng tốt, nhưng nên phù hợp với hỗ trợ của bo mạch chủ.
Độ trễ CAS (CL) cũng là một yếu tố cần xem xét, vì nó ảnh hưởng đến thời gian phản hồi của bộ nhớ. Một số độ trễ thấp hơn có nghĩa là hiệu suất nhanh hơn.
Các bo mạch chủ có thể hỗ trợ một, hai, hoặc ba kênh bộ nhớ. Cài đặt bộ nhớ theo từng cặp hoặc theo bộ ba có thể cải thiện hiệu suất.
Cố gắng mua các mô-đun DIMM theo cặp hoặc theo bộ để tận dụng khả năng hỗ trợ kênh kép hoặc ba kênh của bo mạch chủ.
Chọn mua DIMM từ các nhà sản xuất uy tín để đảm bảo chất lượng và hỗ trợ kỹ thuật.
Kiểm tra chính sách bảo hành và hỗ trợ sau mua để đảm bảo rằng bạn có thể được hỗ trợ nếu có vấn đề.
DIMM có thể sinh nhiệt khi hoạt động, do đó chọn những mô-đun có tản nhiệt hiệu quả nếu bạn kỳ vọng vào một hệ thống chạy nặng.
Kiểm tra xem mô-đun có tản nhiệt đính kèm hay không, đặc biệt nếu bạn dự định ép xung hoặc chạy các ứng dụng nặng.
Một số phần mềm hoặc hệ điều hành có giới hạn về lượng RAM tối đa có thể sử dụng, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn không mua nhiều RAM hơn mức mà hệ điều hành hoặc phần mềm có thể
Ví dụ: Dựa trên số lượng khe cắm DIMM có trên bo mạch chủ, bạn có thể lựa chọn các thanh RAM phù hợp. Với tổng dung lượng 16GB RAM, bạn có các lựa chọn sau: 1x16GB RAM bao gồm một mô-đun DIMM 16GB, 2x8GB RAM bao gồm hai mô-đun DIMM mỗi thanh 8GB, hoặc bốn thanh 4GB RAM, mỗi thanh là một mô-đun DIMM 4GB.
Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp bạn biết được nhiều thông tin hữu ích về DIMM. Để được tìm hiểu thêm nhiều thông tin liên quan đến máy tính, bạn có thể truy cập vào https://hoanghapc.vn/.
Tôi là Mai Văn Học - Reviewer chuyên về công nghệ tại Hoanghapc.vn. Tôi có hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực máy tính, laptop. Với kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm phong phú về công nghệ, tôi luôn mang đến cho người dùng những đánh giá chi tiết, toàn diện về tính năng, hiệu suất và giá trị của các sản phẩm máy tính và công nghệ.
Bài viết mới nhất
Bài viết được xem nhiều
Sản phẩm khuyến mãi