Hotline Hà Nội

HỖ TRỢ TẠI HÀ NỘI

HOÀNG HÀ PC CẦU GIẤY

0969.123.666 Mr.Long
0988.163.666 Mr.Hưng
0922.635.999 Mr.Thụ

HOÀNG HÀ PC ĐỐNG ĐA

0396.122.999 Mr.Nghĩa
0396.138.999 Mr.Huy
0396.178.999 Mr.Duy
0397.122.122 Mr.Tùng Anh

HỖ TRỢ KỸ THUẬT

0976.382.666 Mr.Dũng

HỖ TRỢ BẢO HÀNH

19006100 Bảo hành

Hotline Miền Trung

HỖ TRỢ TẠI MIỀN TRUNG

KH CÁ NHÂN - DOANH NGHIỆP

0359.072.072 Mr.Tuấn
0356.072.072 Mr.Huy

HỖ TRỢ KỸ THUẬT

0358.072.072 Mr.Toản

HỖ TRỢ BẢO HÀNH

19006100 Bảo hành

Hotline Hồ Chí Minh

HỖ TRỢ TẠI HỒ CHÍ MINH

KH CÁ NHÂN - DOANH NGHIỆP

0968.123.666 Mr.Bình
0379.260.260 Mr.Khanh

HỖ TRỢ KỸ THUẬT

0345.260.260 Mr.Nhân

HỖ TRỢ BẢO HÀNH

19006100 Bảo hành
Trang tin công nghệ Trang khuyến mãi

Hotline Mua hàng

1 Hỗ Trợ Kỹ Thuật - Bảo Hành: 19006100
2 Hotline Hà Nội (Mr. Long): 0969.123.666
3 Hotline Hà Nội (Mr. Nghĩa): 0396.122.999
4 Hotline Hà Nội (Mr. Huy): 0396.138.999
5 Hotline Hà Nội (Mr. Hưng): 0988.163.666
6 Hotline Hà Nội (Mr. Duy): 0396.178.999
7 Hotline Hà Nội (Mr. Thụ): 0922.635.999
8 Hotline Hồ Chí Minh (Mr. Bình): 0968.123.666
9 Hotline Hồ Chí Minh (Mr. Khanh): 0379.260.260
0

Danh mục sản phẩm

Xây Dựng Cấu Hình
Máy Khỏe - Máy Đẹp Tin Công Nghệ Review Sản Phẩm Benchmarks Blog Thủ Thuật Tin Tức Game Wiki Tin Khuyến Mãi Đại lý chính hãng

Lỗ hổng bảo mật là gì? Top 10 lỗ hổng bảo mật phổ biến nhất

Đăng trong Kiến Thức Máy Tính

Lỗ hổng bảo mật hay ulnerability là khái niệm phổ biến trong lĩnh vực an toàn thông tin. Lỗ hổng này cho người lạ xâm nhập, tấn công và phá hủy hệ thống website gây thiệt hại nghiêm trọng đến bị hại. Cập nhật ngay thông tin của lỗ hổng qua bài viết sau để bản thân không trở thành “bị hại” tiếp theo. 

1. Lỗ hổng bảo mật là gì? 

Lỗ hổng bảo mật là gì?

Lỗ hổng bảo mật gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng đối với cá nhân và doanh nghiệp

Lỗ hổng bảo mật là lỗi trong việc lập trình hoặc cấu hình hệ thống không chính xác, tạo điều kiện cho hacker truy cập vào dữ liệu mà không cần qua các quy trình xác thực thông thường.

Khai thác lỗ hổng bảo mật còn được gọi là Exploit là quá trình mà Hacker sử dụng để tận dụng các điểm yếu trong bảo mật nhằm đạt được lợi ích cá nhân.

Lỗ hổng bảo mật là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực an ninh mạng. Nó được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng nói chung lại là chỉ điểm yếu (có thể là kỹ thuật hoặc phi kỹ thuật) trong phần mềm, phần cứng, giao thức hoặc hệ thống thông tin. Thông thường, người ta nói đến lỗ hổng bảo mật liên quan đến phần mềm và phần cứng, nhưng thực tế lỗi do con người gây ra cũng được xem là lỗ hổng. Ủy ban về Hệ thống An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ đã định nghĩa trong Hướng dẫn CNSS số 4009 ngày 26 tháng 4 năm 2010 rằng lỗ hổng bảo mật là sự yếu kém trong hệ thống thông tin, quy trình bảo mật hệ thống, kiểm soát nội bộ hoặc cách triển khai có thể bị lợi dụng bởi một nguồn đe dọa.

2. Lỗ hổng bảo mật xuất hiện ở đâu

Lỗ hổng bảo mật có thể xuất hiện ở phần mềm, phần cứng, website

Lỗ hổng bảo mật có thể xuất hiện ở phần mềm, phần cứng, website

Lỗ hổng bảo mật có thể xuất hiện ở nhiều nơi trong một hệ thống công nghệ thông tin. Dưới đây là một số khu vực phổ biến mà lỗ hổng bảo mật có thể được tìm thấy:

  • Phần mềm: Lỗ hổng thường xuất hiện do lỗi lập trình hoặc thiếu sót trong thiết kế phần mềm. Điều này bao gồm các ứng dụng phần mềm, hệ điều hành và các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu.
  • Phần cứng: Các lỗi trong thiết kế phần cứng, sản xuất hoặc lỗi firmware cũng có thể tạo ra lỗ hổng bảo mật.
  • Giao thức truyền thông và Mạng: Lỗ hổng có thể xuất hiện trong các giao thức mạng và truyền thông do thiết kế không đầy đủ hoặc thiếu an toàn, cho phép các cuộc tấn công như tấn công Man-in-the-Middle, spoofing, hoặc DDoS.
  • Web và Ứng dụng Web: Các lỗ hổng như SQL Injection, Cross-Site Scripting (XSS), và Cross-Site Request Forgery (CSRF) là những lỗ hổng phổ biến trong các ứng dụng web.
  • Cấu hình hệ thống: Lỗi cấu hình hoặc cấu hình yếu (ví dụ như mật khẩu mặc định, quyền quản trị quá rộng, cấu hình mạng yếu) có thể tạo điều kiện cho các cuộc tấn công.
  • Nhân viên và Người dùng: Lỗi của con người, như việc chia sẻ mật khẩu hoặc sử dụng các phương thức xác thực yếu, cũng được xem là lỗ hổng bảo mật.
  • Thiết bị Di động và IoT: Thiết bị di động và các thiết bị Internet of Things (IoT) ngày càng trở nên phổ biến và thường không được bảo mật đầy đủ, tạo ra các lỗ hổng tiềm ẩn.

Do đó, việc bảo mật các hệ thống công nghệ thông tin yêu cầu sự chú ý đến nhiều khía cạnh, từ phần mềm và phần cứng đến con người và quy trình quản lý.

3. Kẻ xấu làm gì để khai thác lỗ hổng

Hacker sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để khai thác lỗ hổng

Hacker sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để khai thác lỗ hổng bảo mật

Kẻ tấn công sẽ liên kết với hệ thống máy tính và sử dụng phương pháp phù hợp với từng loại lỗ hổng cụ thể. Ví dụ, lỗ hổng SQL injection cho phép kẻ tấn công khai thác điểm yếu trong kiểm tra dữ liệu nhập và các thông báo lỗi từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu để chèn và thực thi các câu lệnh SQL trái phép.

Trong khi đó, lỗ hổng Cross Site Scripting (XSS) cho phép kẻ xấu nhúng các script độc hại, thường là JavaScript hoặc HTML vào trang web và thực thi chúng trong trình duyệt của người dùng.

4. Một số điểm yếu thường thấy trong bảo mật

Những điểm yếu thường thấy trong bảo mật

 

Những điểm yếu thường thấy trong bảo mật

Chủ quan trong bảo mật

Sự chủ quan này đã gây ra thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đô la trên toàn cầu do các cuộc tấn công của hacker. Các doanh nghiệp và tổ chức cần chú ý hơn đến vấn đề bảo mật, cập nhật các xu hướng và phương pháp tấn công mới nhất, đồng thời đầu tư vào các biện pháp bảo vệ hệ thống.

Sự thiếu cảnh giác, không chuẩn bị

Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, đặc biệt là trong việc phục hồi hậu quả. Cần thực hiện các bước kiểm tra thường xuyên để phòng ngừa và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa, sử dụng các công cụ và hệ thống giám sát bảo mật được các nhà cung cấp uy tín khuyến nghị.

Mở rộng cơ hội cho gian lận

Trong thời đại ngày nay, các quy trình liên quan đến thông tin cá nhân trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các hoạt động lừa đảo. Nếu không có hệ thống giám sát hiệu quả, các quy trình kinh doanh này có nguy cơ cao bị xâm phạm.

An ninh di động, gia đình và di chuyển

Ngày nay, chúng ta có thể làm việc từ bất kỳ đâu, dù là tại nhà hay trên đường đi. Điều này đòi hỏi các biện pháp bảo mật mạng được triển khai trong tổ chức phải được mở rộng ra ngoài không gian văn phòng truyền thống. Các thiết bị di động và laptop cần được bảo vệ cẩn thận và nhân viên cần được giáo dục về các rủi ro và chiến lược ứng phó phù hợp.

Giám sát lỏng lẻo

Sự giám sát không chặt chẽ có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng từ hành vi bất thường trên mạng và những lỗi do nhân viên gây ra trong quá trình làm việc.

Xử lý sự cố không hiệu quả

Các phương pháp xử lý sự cố kém cỏi có thể gây ra thời gian phục hồi kéo dài, chi phí tăng cao, và mất lòng tin của khách hàng. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có kế hoạch và phản ứng nhanh chóng và hiệu quả khi xảy ra sự cố.

IoT

Internet vạn vật đang ngày càng trở nên phổ biến, đưa các thiết bị thông minh vào cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo lo ngại khi những kẻ xấu sử dụng các thiết bị này để tấn công vào mạng lưới tài nguyên của doanh nghiệp. Để hiểu thêm, bạn có thể tìm hiểu về các loại lỗ hổng bảo mật (Vulnerability).

Đối tác và bên thứ ba

Các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với đối tác và nhà cung cấp giải pháp phần mềm để rà soát và đảm bảo không có lỗ hổng bảo mật nào bị bỏ qua, tránh cho kẻ xấu lợi dụng để xâm nhập vào hệ thống thông qua các đối tác.

Con người

Yếu tố con người là không thể bỏ qua trong bảo mật. Hành vi của con người có thể bị lợi dụng dẫn đến các vấn đề an ninh nếu không được giám sát cẩn thận. Ví dụ, một nhân viên có ý đồ xấu có thể tiết lộ thông tin bảo mật của công ty hoặc cho phép kẻ khác truy cập vào hệ thống. Ngay cả những hành động vô tình do thiếu hiểu biết cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về an ninh.

5. TOP 10 lỗ hổng bảo mật phổ biến nhất

Lỗ hổng trong bảo mật khá đa dạng, mỗi loại có đặc điểm riêng, vì vậy bạn cần nắm được để có sự phòng tránh nhất định. Hiện nay, có 10 lỗ hổng website phổ biến bạn cần cập nhật thông tin bao gồm: 

Injection flaw

Lỗ hổng này xuất hiện do sự thiếu chuyên nghiệp trong việc lọc dữ liệu đầu vào tới Database. Trong khi đó, người tấn công sẽ truyền mã độc để giành quyền kiểm soát trình duyệt của bạn. Từ đó, lỗ hổng Injection sẽ làm mất dữ liệu, tiết lộ cho bên khác và gây mất tài khoản của người dùng. Đây là lỗ hổng thường gặp nhất đặc biệt những người không có kinh nghiệm trong việc thu nhận dữ liệu từ các bên.

Injection flaw 

Injection flaw là lỗ hổng do quá trình lọc đầu vào xảy ra lỗi

Broken Authentication

Lỗ hổng Broken Authentication liên quan trực tiếp tới tiến trình xác thực người dùng. Cơ chế quản lý hệ thống yếu cho phép hacker mở khóa passwords, keys và tiến hành khai thác lỗ hổng. Mục đích này sẽ giúp Broken chiếm định danh của người dùng ở trạng thái tạm thời hoặc vĩnh viễn. 

Cross-Site Scripting (XSS)

Lỗ hổng XSS cho kẻ tấn công chuyển các đoạn mã Script vào phần mềm trang web. Kẻ tấn công giành quyền lấy cookie của người dùng sau khi đầu vào không được lọc và đưa mã độc vào trình duyệt. 

Tham chiếu đối tượng trực tiếp không an toàn

Insecure Direct Object References là lỗ hổng xuất hiện khi chương trình cho phép người dùng sử dụng hệ thống dữ liệu. Trong đó, quá trình kiểm soát không hoàn chỉnh đã tạo điều kiện cho kẻ lạ tấn công vào dữ liệu quan trọng của máy chủ. 

Cấu hình bảo mật không chuẩn xác 

Lỗ hổng cấu hình xảy ra khá phổ biến là đó là hậu quả của quá trình dùng cấu hình mặc định. Trong thực tế, máy chủ cũng như phần mềm hiện nay đa phần đều bị cấu hình sai, có thể do dùng ứng dụng lỗi thời, không đổi được mật khẩu…. 

Lỗ hổng cấu hình

Lỗ hổng cấu hình là hậu quả của thiết lập cấu hình mặc định sai sót

Phơi nhiễm dữ liệu nhạy cảm

Sensitive data exposure là lỗi phơi nhiễm dữ liệu nhạy cảm. Dữ liệu nhạy cảm phải luôn được mã hóa bất kỳ lúc nào, kể từ lúc gửi đi cho đến khi lưu trữ, hoàn toàn không có trường hợp ngoại lệ. 

Thiếu kiểm soát truy cập cấp chức năng

Lỗ hổng lỗi phân quyền xảy ra khi máy chủ gọi 1 hàm nhưng hệ thống phân quyền không chính xác. Máy chủ có chức năng tạo ra giao diện người dùng và nhà sáng tạo thường nghĩ khách hàng không truy cập chức năng nếu chưa được máy chủ phân quyền. 

Cross Site Request Forgery (CSRF)

Lỗ hổng CSRF là sai sót khi phần mềm web cấp quyền cho người dùng thêm mã code vào url hay website được thấy bởi người dùng khác. Lỗ hổng bảo mật này thường được khai thác với mục đích chạy mã JavaScript độc hại trên hệ thống của người dùng. 

Sử dụng những thành phần có lỗ hổng bảo mật đã biết

Vấn đề này hay gặp ở bộ dữ liệu đã từng bị lỗ hổng trước đó. Trước khi đưa mã nguồn mới vào trang web, cần kiểm tra bảo mật của nó bằng mã nguồn ngẫu nhiên trên GitHub hay các diễn đàn uy tín để tăng độ an toàn. 

Chuyển hướng và chuyển tiếp chưa được xác thực

Lỗ hổng chuyển hướng và chuyển tiếp chưa được xác thực xảy ra do quá trình lọc đầu vào. Chẳng hạn, trang chủ có mô-đun redirect.php sử dụng tham số URL sau khi thực thi sẽ ra một URL trên targetite.com rồi chuyển hướng sang malwareinstall.com. Liên kết này sẽ chứa mã độc để xâm nhập vào hệ thống của người dùng nếu truy cập vào trang web chuyển hướng. 

3. Cách chống lỗ hổng bảo mật hiệu quả 100%

“Vá” lỗ hổng trong bảo mật không đơn giản mà cần nhiều thời gian cũng như dùng phương pháp chính xác nhất. Nhưng bạn cũng có thể chọn 3 cách chống lỗ hổng hiệu quả trong nội dung tiếp theo: 

Cài đặt phần mềm quét mã độc

Virus máy tính xuất hiện nhiều biến thể hoạt động vô cùng tinh vi, rất khó để “tiêu diệt” triệt để. Do đó, cá nhân và cả doanh nghiệp nên đầu tư vào các phần mềm quét mã độc để phát hiện sớm virus và chặn đứng sự phá hoại của chúng kịp thời.  

Cài phần mềm quét mã độc 

Cài phần mềm quét mã độc để phát hiện sớm và khắc phục lỗ hổng tốt nhất

Dùng phần mềm “tìm” lỗ hổng bảo mật

Hiện nay, các chuyên gia an ninh mạng cho ra liên tục những phần mềm phát hiện lỗ hổng trên hệ thống máy tính. Các phần mềm có chức năng truy cập vào hệ thống bằng bước đăng nhập để kiểm tra lỗ hổng và thông báo chi tiết với người dùng. 

Nâng cấp phần mềm thường xuyên

Nâng cấp phần mềm là việc bạn phải làm càng sớm càng tốt để bảo toàn tất cả thông tin bảo mật. Bạn có thể truy cập vào trang web của nhà sản xuất để tải về bản cập nhật phần mềm mới nhất nhằm ngăn chặn các lỗ hổng kịp thời. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về lỗ hổng bảo mật cũng như cách phòng chống hiệu quả để bạn áp dụng. Có hơn 10 loại lỗ hổng mang đến nhiều thiệt hại cũng như tổn thất cho cá nhân và doanh nghiệp. Chính vì thế, phát hiện sớm và tìm phương pháp “chặn” lỗ hổng sẽ giúp hệ thống máy tính hoạt động hiệu quả nhất. 

Tôi là Mai Văn Học - Reviewer chuyên về công nghệ tại Hoanghapc.vn. Tôi có hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực máy tính, laptop. Với kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm phong phú về công nghệ, tôi luôn mang đến cho người dùng những đánh giá chi tiết, toàn diện về tính năng, hiệu suất và giá trị của các sản phẩm máy tính và công nghệ.

Bài viết mới nhất

Bài viết được xem nhiều

Sản phẩm khuyến mãi

popup
Chat Facebook (8h00 - 20h00)
Chat Zalo (8h00 - 20h00)
0969.123.666 (8h00 - 20h00)