Hotline Hà Nội

HỖ TRỢ TẠI HÀ NỘI

HOÀNG HÀ PC CẦU GIẤY

0969.123.666 Mr.Long
0988.163.666 Mr.Hưng
0922.635.999 Mr.Thụ

HOÀNG HÀ PC ĐỐNG ĐA

0396.122.999 Mr.Nghĩa
0396.138.999 Mr.Huy
0396.178.999 Mr.Duy
0397.122.122 Mr.Tùng Anh

HỖ TRỢ KỸ THUẬT

0976.382.666 Mr.Dũng

HỖ TRỢ BẢO HÀNH

19006100 Bảo hành

Hotline Miền Trung

HỖ TRỢ TẠI MIỀN TRUNG

KH CÁ NHÂN - DOANH NGHIỆP

0359.072.072 Mr.Tuấn
0356.072.072 Mr.Huy

HỖ TRỢ KỸ THUẬT

0358.072.072 Mr.Toản

HỖ TRỢ BẢO HÀNH

19006100 Bảo hành

Hotline Hồ Chí Minh

HỖ TRỢ TẠI HỒ CHÍ MINH

KH CÁ NHÂN - DOANH NGHIỆP

0968.123.666 Mr.Bình
0379.260.260 Mr.Khanh

HỖ TRỢ KỸ THUẬT

0345.260.260 Mr.Nhân

HỖ TRỢ BẢO HÀNH

19006100 Bảo hành
Trang tin công nghệ Trang khuyến mãi

Hotline Mua hàng

1 Hỗ Trợ Kỹ Thuật - Bảo Hành: 19006100
2 Hotline Hà Nội (Mr. Long): 0969.123.666
3 Hotline Hà Nội (Mr. Nghĩa): 0396.122.999
4 Hotline Hà Nội (Mr. Huy): 0396.138.999
5 Hotline Hà Nội (Mr. Hưng): 0988.163.666
6 Hotline Hà Nội (Mr. Duy): 0396.178.999
7 Hotline Hà Nội (Mr. Thụ): 0922.635.999
8 Hotline Hồ Chí Minh (Mr. Bình): 0968.123.666
9 Hotline Hồ Chí Minh (Mr. Khanh): 0379.260.260
0

Danh mục sản phẩm

Xây Dựng Cấu Hình
Máy Khỏe - Máy Đẹp Tin Công Nghệ Review Sản Phẩm Benchmarks Blog Thủ Thuật Tin Tức Game Wiki Tin Khuyến Mãi Đại lý chính hãng

GUI là gì? Ưu và nhược điểm của giao diện đồ họa GUI

Đăng trong Kiến Thức Máy Tính

Khi sử dụng các phần mềm trên máy tính hoặc điện thoại thông minh thì cũng có nghĩa là bạn đang sử dụng giao diện đồ họa GUI. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự hiểu rõ GUI là gì? Ưu và nhược điểm của phần mềm này như thế nào, chúng mang đến lợi ích gì cho người dùng.

1. GUI là gì?

GUI được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Graphical User Interface, có nghĩa là Giao diện đồ họa người dùng. GUI giúp người dùng có thể tương tác một cách hiệu quả hơn với những thiết bị thông minh như máy tính, điện thoại bằng cách sử dụng hình ảnh đồ họa thay vì những đoạn văn bản dài.

Ứng dụng của GUI vô cùng phổ biến, hiện diện trên các app online, hệ điều hành, các chương trình máy tính cho đến những thiết bị di động cầm tay…GUI được nghiên cứu và phát triển khoảng những năm 1970 bởi tiến sĩ Douglas Engelbart. Ông được xem là cha đẻ của giao diện đồ họa GUI.

GUI là gì

Giao diện GUI giúp bạn tương tác với thiết bị thông minh dễ dàng

2. Ưu nhược điểm của giao diện GUI

Ưu điểm lớn nhất của giao diện GUI là cung cấp cho người sử dụng một giao diện thông minh có thể dễ dàng tương tác mà không đòi hỏi nhiều kỹ năng công nghệ thông tin. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản như bấm chọn, ấn nút, mở ứng dụng, kéo thả, di chuyển tệp tin,… là người dùng đã có thể dễ dàng điều khiển và sử dụng thiết bị. Với GUI, bạn có thể mở và chạy nhiều chương trình, ứng dụng cùng lúc. Thêm vào đó, GUI cũng tạo ra giao diện đẹp, thu hút và dễ tiếp cận.

Ưu nhược điểm của giao diện GUI

GUI tạo ra giao diện đẹp

Bên cạnh ưu điểm, giao diện đồ họa GUI cũng vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Nếu thiết kế GUI không khoa học, thiếu hiệu quả thì bạn sẽ phải thực hiện nhiều bước để điều khiển chương trình, rất mất thời gian. Tính linh hoạt của GUI cũng khá thấp, người dùng chỉ có thể thực hiện lệnh đã cài đặt sẵn. Bên cạnh đó, khi ứng dụng tích hợp thêm 

3. Những thành phần của giao diện GUI

GUI được cấu tạo bởi 2 thành phần chính, đó là thành phần cấu trúc và thành phần tương tác, cụ thể như sau:

3.1. Thành phần cấu trúc

Window

Cửa sổ Windows là nơi người dùng tương tác với máy tính bằng cách ấn vào những biểu tượng nằm trên màn hình. Bạn có thể hiển thị, ẩn đi hoặc di chuyển các ứng dụng đến các vị trí bất kỳ nào trên cửa sổ Window theo nhu cầu sử dụng. Một số những loại cửa sổ làm việc phổ biến và thường gặp nhất là:

  • Cửa sổ trình duyệt: Cửa sổ trình duyệt Web,…
  • Cửa sổ con: Cửa sổ thông báo, cửa sổ mở giao diện web, các tab ứng dụng…

Thành phần cấu trúc của GUI

Menu

Menu giúp người dùng có thể sử dụng những danh sách lựa chọn có sẵn để giao tiếp, tương tác với máy tính của mình và thực hiện các thao tác mong muốn. Người dùng chọn lệnh bằng cách ấn chuột hoặc sử dụng bàn phím. Ưu điểm lớn nhất của Menu là chúng sẽ hiển thị tất cả những lệnh đã được tích hợp sẵn trong ứng dụng. 

Điều này sẽ giúp người dùng có thể tiết kiệm tối đa thời gian và dễ dàng hơn khi sử dụng các ứng dụng cài đặt trên máy tính. Thanh công cụ Menu thường hiển thị theo chiều ngang màn hình laptop/máy tính. Khi bạn thao tác chuột dành riêng cho phần mềm, thì Menu xuất hiện dưới dạng con trỏ.

Icon

Icon (biểu tượng), là hình ảnh đại diện cho các file tệp tin, website, ứng dụng, chương trình,… Icon giúp bạn có thể tương tác dễ dàng, nhanh chóng hơn khi mở ứng dụng, thực hiện các lệnh chạy chương trình hoặc mở các trang web. Điều này giúp quá trình thao tác thuận tiện, tối ưu hơn nhiều.

Thành phần cấu trúc của GUI

Widget

Widget (phần tử điều khiển đồ họa), là nơi bạn thực hiện một mệnh lệnh tương tác cụ thể với một chương trình, ứng dụng bất kỳ. Widget sẽ cung cấp cho người sử dụng một loại ngôn ngữ chung để người dùng thao tác một cách nhất quán với hệ thống.

Tabs

Tab là những hộp nhỏ hình chữ nhật chứa biểu tượng đồ họa. Khi kích hoạt Tab, các cửa sổ sẽ hiển thị lên những widget đã liên kết với tab đó. Bạn có thể chuyển đổi dễ dàng, nhanh chóng giữa những widget. Người dùng có thể dễ dàng mở nhiều Tab trong cùng một cửa sổ.

3.2. Thành phần tương tác

Thành phần tương tác bao gồm các phần dưới đây: 

Con trỏ

Con trỏ giúp người dùng có thể định hướng vị trí tương tác cho người dùng. Đây là nơi diễn ra những thao tác khởi tạo trực tiếp như đóng/mở, chạm, nhấp, kéo ứng dụng.

Thành phần tương tác của GUI

Thao tác chọn 

Người dùng chọn một tác vụ nhất định khi ấn vào những mục hoạt động hiển thị trên cửa sổ làm việc của máy tính. Những thao tác này có thể dễ dàng thực hiện bởi bàn phím, chuột, hoặc bút cảm ứng (đối với thiết bị cảm ứng),…

Thao tác kéo thả

Bạn có thể thực hiện thao tác kéo thả ứng dụng, hình ảnh, icon biểu tượng…vào đúng vị trí mà bạn muốn trong cửa sổ làm việc nhờ Giao diện đồ họa GUI. Hình dáng con trỏ sẽ thay đổi khi thao tác kéo được hỗ trợ hoặc đặt trên tay cầm.

4. Tương tác với giao diện người dùng đồ họa (GUI) như thế nào?

Thông thường, các thiết bị như chuột được người dùng sử dụng để điều khiển và thực hiện các thao tác trên thiết bị của họ. Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của smartphone, thao tác cảm ứng trở nên phổ biến hơn trong việc tương tác với giao diện người dùng đồ họa (GUI).

Bên cạnh đó, một số GUI cũng hỗ trợ tương tác qua bàn phím. Tuy không phức tạp như việc nhập lệnh, phương thức này ít được ưa chuộng hơn do không mang lại sự tiện lợi tương tự như sử dụng cảm ứng hoặc chuột.

5. Các ví dụ về GUI

GNOME Shell

Lần đầu tiên ra mắt vào năm 2011, GNOME Shell với phiên bản 3 được phát triển dựa trên hai ngôn ngữ lập trình là C và JavaScript. Giao diện này được thiết kế để hoạt động trên cả máy tính và điện thoại, cho phép người dùng tương tác thông qua các thiết bị như chuột, bàn phím hoặc sử dụng thao tác cảm ứng.

GNOME Shell

Các ứng dụng đến từ Microsoft

Các phần mềm phổ biến thuộc bộ Microsoft Office như Word, Excel, và PowerPoint đều được tích hợp giao diện người dùng đồ họa (GUI), điều này giúp người dùng chúng ta thực hiện các thao tác như nhập liệu, kéo và thả hình ảnh một cách dễ dàng.

Các ứng dụng đến từ Microsoft

Trình duyệt Internet

Giao diện người dùng đồ họa (GUI) cũng được tích hợp trong các trình duyệt web như Google Chrome và Microsoft Edge, giúp việc thực hiện các lệnh tìm kiếm trên Internet trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn.

Trình duyệt Internet

Giao diện đồ họa GUI giúp bạn có thể tương tác hiệu quả, dễ dàng và thuận tiện với các thiết bị thông minh như máy tính, máy tính bảng…Dù còn nhiều nhược điểm nhưng GUI vẫn được đánh giá là một phát minh tuyệt vời của ngành công nghệ.

Tôi là Mai Văn Học - Reviewer chuyên về công nghệ tại Hoanghapc.vn. Tôi có hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực máy tính, laptop. Với kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm phong phú về công nghệ, tôi luôn mang đến cho người dùng những đánh giá chi tiết, toàn diện về tính năng, hiệu suất và giá trị của các sản phẩm máy tính và công nghệ.

Bài viết mới nhất

Bài viết được xem nhiều

Sản phẩm khuyến mãi

popup
Chat Facebook (8h00 - 20h00)
Chat Zalo (8h00 - 20h00)
0969.123.666 (8h00 - 20h00)